Câu hỏi:
Bác Lý - 68 tuổi - Thái Nguyên
Tôi mới đi khám tháng trước được bác sĩ kết luận là tiền tiểu đường. Hôm trước người quen có biếu 1 cân nhân sâm tươi, nói là tiểu đường dùng rất tốt. Nhưng tôi vẫn băn khoăn không biết có nên dùng không, dùng thế nào nên muốn nhờ giải đáp. Xin cảm ơn!
Trả lời:
K-GIN cảm ơn bác Lý đã tin tưởng và gửi câu hỏi về ban quản trị. Sau đây K-GIN xin giải đáp thắc mắc về câu hỏi.
Tiểu đường hay còn gọi là
đái tháo đường, là một căn bệnh do rối loạn chuyển hóa carb, chất béo và protein do hormon insulin của tuyến tụy bị thiếu hụt hoặc hoạt động giảm tác dụng trong cơ thể, làm cho lượng đường huyết trong máu luôn luôn tăng cao.
Đái tháo đường là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe: bệnh tim mạch vành, tai biến, mù lòa, suy thận, liệt dương,....
Tiểu đường có 2 loại là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Tiểu đường tuýp 1 nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hụt hormon insulin. Trong khi tiểu đường tuýp 2 chiếm tới 90-95%, nguyên nhân chủ yếu là do hormon insulin không thể thực hiện chức năng của mình hoặc hiệu quả kém.
Đối với người tiền tiểu đường, tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 cần theo dõi sát sao tình trạng cơ thể, các chỉ số đường huyết cũng như cần kiêng khem nghiêm ngặt.
Người bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường nên dùng nhân sâm để bồi bổ và tăng cường sức khỏe.
Các nhà khoa học Hàn quốc đã chứng minh
Isullin Analogue trong nhân sâm có công dụng tương tự như Insulin của cơ thể hoặc thuốc Insulin giúp hạ đường huyết trong máu.
Saponin Rb2 trong nhân sâm 6 năm tuổi có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị đái tháo đường, làm giảm lượng đường trong máu qua cơ chế tăng sự chuyển hoá chất béo và đường trong máu (cơ chế hoạt động giống insulin).
Saponin trong nhân sâm Hàn Quốc 6 năm tuổi có tác dụng
loại bỏ chất Alloxan và chất Streptozotocin là nguyên nhân gây tăng đường huyết.
Bị tiểu đường dùng nhân sâm sao cho hiệu quả:
Nhân sâm tươi có nhiều cách chế biến khác nhau: dùng hãm trà, ngâm mật ong, ngâm rượu, nấu cháo,... nhưng với người có đường huyết cao thì tốt nhất nên dùng cách
hãm trà, hoặc có thể
sắc nước uống.
Mỗi ngày dùng 5-7gr.
-
Củ nhân sâm tươi nên rửa sạch, rồi để ráo nước, thật kho ráo thì mới bảo quản được lâu.
-
Cắt riêng phần thân củ và rễ để bảo quản trong túi hút chân không hoặc để trong hộp, túi nilon kín rồi để trong ngăn mát tủ lạnh.
-
Nên dùng trước phần rễ rồi sau đó mới dùng đến phần thân củ. Khi dùng thì uống nước rồi nhai luôn miếng sâm và nuốt nhé.
-
Dùng trước bữa ăn từ 10-15 phút hoặc sau bữa ăn từ 30-45 phút và buổi sáng và buổi trưa, tránh dùng vào buổi tối để không bị mất ngủ.
-
Đối với bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị bằng thuốc hoặc tiêm insulin nên dùng sâm cách thời gian 60 phút.
-
Một điểm quan trọng nữa đó là nhân sâm tươi chỉ là thảo dược, nó không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nên bệnh nhân tiểu đường khi dùng nhân sâm thì không nên ngừng thuốc mà nên duy trì uống bình thường theo quy định của bác sĩ.
* Lưu ý: Đốii với người bị tiểu đường kèm cao huyết áp hoặc biến chứng dẫn đến tăng xông thì không nên dùng nhân sâm tươi vì nhân sâm tươi có tác dụng hạ đường huyết nhưng lại làm tăng huyết áp nếu dùng lâu dài.
Trên đây, K-GIN đã giải đáp câu hỏi của Bác Lý. Bác bị tiền tiểu đường vẫn có thể dùng nhân sâm tươi được và nên dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe và còn có tác dụng giảm đường huyết áp. Bác nên tham khảo theo những tips nhỏ trên mà K-GIN đưa ra để có hiệu quả tốt nhất ạ!