Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý hiếm, từ xa xưa đã được nhắc đến trong các tài liệu y học cổ của Trung Hoa. Không phải nghiễm nhiên, loại thần dược này được ví như " Kho báu Tây Tạng". Cùng tìm hiểu về top 10 điều bí ẩn về Đông trùng hạ thảo Tây Tạng qua bài viết sau nhé!
1. Vì sao Đông trùng hạ thảo được ví như kho báu Tây Tạng?
Đông trùng hạ thảo được coi là một trong những phương thuốc tự nhiên quý hiếm và công hiệu nhất trong Đông y. Theo nghiên cứu và đánh giá của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO, dược liệu này có thể được nhai sống để tăng cường sức khỏe.
Nó sinh trưởng và phát triển tự nhiên trên vùng đất cao nguyên Tây Tạng. Qua nhiều năm, người dân tại một số khu vực Trung Quốc, Bhutan và Nepan đã khai thác chúng làm nguồn kiếm sống.
Giá trị kinh tế mà nó mang lại cho người dân những vùng này không hề nhỏ. Chỉ tính ở Việt Nam, 10 g Đông trùng hạ thảo Tây Tạng loại 1 có giá là 10 triệu đồng.
2. Đông trùng hạ thảo đắt hơn vàng
Điều này kỳ thực chính xác, nếu so cùng trọng lượng thì hiện nay giá của đông trùng hạ thảo trên thị trường còn cao hơn giá vàng. Đây là lời công bố trên một bài viết của tạp chí "The Economist".
Năm 2008, một báo cáo trên tạp chí Los Angeles Times đã chỉ ra rằng, một người đàn ông khai thác đông trùng hạ thảo Tây Tạng có thể kiếm được hàng ngàn đô la mỗi tuần. Giá 1 con đông trùng tại thị trường địa phương, nơi khai thác bản địa rơi vào khoảng 2 euro, trong khi con số này có thể tăng lên gấp 40 lần ở các nơi khác.
3. Đông trùng hạ thảo là kết quả kỳ diệu của một quá trình sinh học
Tại Châu Á, loại dược liệu này được biết đến như "ấu trùng mùa đông, thân cỏ mùa hè" chính bởi vì đặc điểm sinh trưởng và phát triển của nó. Nhiều người còn thắc mắc không biết gọi đây là cây hay con đông trùng hạ thảo.
Vào mùa hè, các bào tử nấm xâm nhập vào cơ thể loài bướm, thông thường chỉ có một số loại bướm thường thấy ở cao nguyên Himalayas, ở độ cao 3.800m so với mực nước biển. Trong suốt mùa đông, ấu trùng mang trong mình thể nấm ngủ đông,thời gian này, các sợi nấm sẽ xâm nhập vào cơ thể.
Khi mùa xuân đến, những sợi nấm này phát triển dài ra và nhô lên khỏi mặt đất trên các đồng cỏ để đón ánh nắng mặt trời. Một con đông trùng hạ thảo Tây Tạng có chiều dài khoảng 4cm và có trọng lượng khoảng 300 - 500mg. Loại sinh vật này có 2 phần, phần thân thảo có màu nâu và phần xác ấu trùng có màu vàng cam.
4. Đông trùng hạ thảo Tây Tạng có nhiều tên gọi khác nhau ( Ngoài tên gọi cordyceps sinensis)
Dạng ký sinh nửa thân thảo nửa côn trùng cũng có hàng trăm loại trong tự nhiên. Nhưng các báo cáo khoa học đã chỉ ra rằng chỉ có Đông trùng thuộc họ cordyceps sinensis là có thành phần dưỡng chất cao nhất và công dụng tốt nhất. Ở mỗi địa điểm khác nhau, loại sinh vật này lại có tên gọi khác:
-
Tên địa phương của nó thường được gọi là Yasra gumba, Yarcha gumba.
-
Ở Nepal, người ta gọi nó là Jeera jhar, Jeevan buti, Keeda ghass, Chyou kira, Sanjeevani bhooti.
-
Ở Trung Quốc thường được gọi là Dong Chong xi cao.
5. Bò Tây Tạng giúp người dân khám phá ra đông trùng hạ thảo
Ở vùng cao nguyên này, khi mùa đông đến, băng tuyết sẽ tan chảy, thời tiết ấm áp hơn. Những người dân du mục chăn thả gia súc trên vùng núi cao để chúng được ăn cỏ tươi. Thực tế cho thấy rằng, sau khi ăn những loại cỏ màu nâu (sau này được xác định là đông trùng hạ thảo) thì gia súc của họ trở nên khỏe mạnh hơn, chúng còn có thể chống chọi được với bệnh tật, thời tiết lạnh giá và khắc nghiệt đông thời tăng cường khả năng sinh sản.
Chính vì vậy, ban đầu đông trùng hạ thảo được áp dụng để tăng cường sức khỏe và khả năng sinh sản cho gia súc. Mãi sau này, các nhà khoa học mới nghiên cứu về nó và khám phá ra nhiều công dụng tuyệt vời và giá trị mà nó mang lại cho sức khỏe.
6. Chứa đựng các hợp chất hóa học độc đáo
Có một điểm quan trọng là đông trùng hạ thảo chứa đựng các hợp chất độc đáo, các khoáng chất ít có trong thực phẩm tự nhiên. Điều này làm nên công dụng tuyệt vời của đông trùng hạ thảo Tây Tạng.
-
Axit Cordycepic
-
Galactomannan
-
Mannitol
-
Ergosterol (tiền chất vitamin D)
-
Adenosine
-
Cordycepin
-
Axit amin thiết yếu
-
Vitamin (B1, B2, B12, E và K)
-
Khoáng sản (Na, K, Ca, Mg, Fe, Cu, Mn, Zn, Se, Al, Si và Ni)
Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều những bí ẩn về loại bảo vật Tây Tạng này, các thành phần hợp chất, công dụng của nó đối với sức khỏe vẫn đang được các nhà khoa học khám phá và thử nghiệm. Xoay quanh về giá trị kinh tế của loại dược liệu này quá cao, mang lại mức thu nhập và lợi nhuận khổng lồ khiến nó bị làm giả tràn lan trên thị trường. Các bạn nếu có ý định mua đông trùng hạ thảo nguyên con để sử dụng thì nên cân nhắc và phân biệt thật kĩ trước khi mua nhé!