Đông trùng hạ thảo được ví như "kho báu Tây Tạng" vì giá trị kinh tế mà loại dược liệu này mang đến cho cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng to lớn. Không thể phủ nhận rằng nó đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của những người dân du mục trên vùng đất cao nguyên này. Nếu trước kia, những người nông dân tây Tạng chỉ biết sống nhờ vào việc vắt sức, làm bơ thu hoạch lông từ bò, cừu Tây Tạng thì nay, thu nhập chính của họ cả năm dựa vào những ngày đi thu hoạch đông trùng hạ thảo trên cao nguyên.
Từ khi bắt đầu, đông trùng hạ thảo chưa được ai biết đến, trong thực tế, những người chăn nuôi ở đây nhận thấy, đàn bò, cừu ở đây sau khi ăn một loại cỏ màu nâu (chính là phần thân thảo của đông trùng hạ thảo) thì sức khỏe tốt hơn, ít ốm yếu bệnh tật mặc dù thời tiết rất khắc nghiệt, đồng thời, khả năng sinh sản tăng lên đáng kể. Vì thế, từ xa xưa, đông trùng hạ thảo chủ yếu được người dân nơi đây dùng để tăng cường sức khỏe cho gia súc. Mãi sau này, khoa học mới biết đến những công dụng kì diệu của nó đối với sức khỏe con người.

(Việc khai thác đông trùng hạ thảo diễn ra từ tháng 5-8 hàng năm)
Đông trùng hạ thảo được biết đến là do loại nấm Ophiocordyceps sinensis nảy mầm trên ấu trùng sâu bướm còn sống. Vào mùa đông, ấu trùng ngủ đông mang theo bào tử nấm xâm nhập, các bào tử nấm trong thời gian này sẽ ăn hết chất dinh dưỡng trong ấu trùng. Đến màu xuân ấm áp, phần thân thảo ngoi lên khỏi mặt đất để đón ánh sáng mặt trời. Chính vì thế, người ta thường gọi nó là đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo sinh trưởng và phát triển tại các khu vực Nepal, Bhutan, Tây Tạng, phía Tây Trung Quốc, trên những cao nguyên lạnh giá, khắc nghiệt, có độ cao khoảng 4000m so với mực nước biển. Mùa săn trùng hạ thảo bắt đầu từ tháng 5-8 hàng năm. Trong những năm gần đây, để ngăn chặn nguy cơ khai thác quá mức gây ra cạn kiệt, chính quyền địa phương đã đưa ra các chính sách thắt chặt việc khai thác đông trùng hạ thảo. Những người dân địa phương phải kiểm tra ID và phải được cấp giấy chứng nhận trước khi bắt đầu công việc khai thác.
Sau đây là cận cảnh những bức ảnh về quá trình săn lùng đông trùng hạ thảo mà Saponin.vn đã sưu tầm được, mời các bạn cùng chiêm ngưỡng:

(Người dân du mục thường đi săn trên độ cao 4000-5000 m so với mực nước biển)

(Họ phải trườn bò sát bãi cỏ để nhìn thật kỹ)

(Họ dùng cuốc xới phần đất lên để nhặt con đông trùng)

(Nguồn kho báu vô cùng giá trị, nó đã làm thay đổi của người dân nơi đây)

(Người dân bản địa và thương nhân đang kiểm tra chất lượng đông trùng hạ thảo tại một khu chợ ở Yushu)

(Con đông trùng được người dân làm sạch bằng bàn chải lông)

(Sau khi được làm sạch, phần thân nó có màu vàng cam, phần thân thảo có màu nâu)

(Một góc khu chợ bán đông trùng hạ thảo)
Trên đây là những bức ảnh tuyệt vời của nhiếp ảnh gia Keyvin Frayer về một góc công việc khai thác cũng như buôn bán loại dược liệu quý hiếm được săn đón. Mong rằng với nhứng tấm hình này, bạn sẽ cso thêm một cái nhìn chân thực hơn và cực kỳ thú vị về đông trùng hạ thảo Tây Tạng.