Xin chào các bạn, trong phần 1 của bài viết kỳ trước. Mình đã giới thiệu với các bạn về những địa bàn quen thuộc mà những buổi hội thảo bán sâm tổ chứ chui thường xuyên thuê hoạt động. Trong bài viết này, mình sẽ nếu ra một vài mánh khóe chiêu trò của người bán trong hội thảo.
Hồi 2: Các cụ được tư vấn gì trong "Căn phòng bí mật"?
Tại căn phòng hội thảo bí mật, ngoài việc trưng bày các sản phẩm la liệt để chào hàng: cao hồng sâm, mỹ phẩm sâm, cao dán sâm, chăn đệm,.... chúng còn trưng bày hàng loạt các giải thưởng, chứng nhận huy chương nhằm đánh bóng tên tuổi và tạo lòng tin.
Bọn chúng hoạt động rất ranh ma. Ban đầu, các cụ được mời đến không phải là hội thảo bán sâm Hàn Quốc mà đơn giản chỉ là các buổi hội thảo tư vấn chăm sóc sức khỏe người già, tư vấn các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường,... mà tuổi già thì 100 củ đến 90 cụ mắc hoặc có nguy cơ mắc những bệnh này. Buổi đầu tiên, buổi thứ 2 là vậy, buổi thứ 3 sẽ là phần giới thiệu về công dụng thần kỳ của sản phẩm Cao Hồng sâm với cơ thể cùng lời khuyên "chân thành" các cụ nên đầu tư cho sức khỏe đi.
Những buổi tiếp theo đó, đuôi cáo dần hiện nguyên hình khi họ bắt đầu giời thiệu rất nhiều về sản phẩm, công dụng, tính năng cùng những mẹo hay thử cao tốt, cao thật.
Dần ra, những lời nói rót mật vào tai như thôi miên, khiến cho các cụ phải rút tiền từ trong túi ra, thậm chí tiền tiết kiệm, dành dụm bao năm cũng mang ra hết.
Chúng thường đánh vào tâm lý phòng bệnh hơn chữa bệnh, mua một lọ cao hàng chục triệu tuy đắt nhưng nếu bị bệnh đi viện thì chi phí có khi tới hàng trăm triệu. Vì thế dù thấy giá khá đắt nhưng các cụ vẫn bấm bụng mua 1 - 2 hộp, cụ nào khá giả thì mua tới hàng chục hộp mang về.
Theo phỏng vấn của báo An ninh thủ đô, con trai của một một khách hàng (nạn nhân) trong buổi hội thảo bức xúc nói:
"Thật không hiểu nổi, bình thường trong cuộc sống bố tôi tiết kiệm lắm. Ăn tiêu dè sẻn, thế mà chỉ nghe loáng thoáng một lúc, bị thuyết phục bỏ ra cả chục triệu mua mấy cái hộp sâm… củ cải này về”.
Thêm vào đó, để tạo lòng tin tưởng, nhiều công ty lừa đảo đã thuê cả người Hàn Quốc lẫn người phiên dịch "đóng giả" chuyên gia hay chủ tịch công ty đích thân sang giới thiệu sản phẩm mới, mở rộng thị trường,....
Chúng có vô vàn những mẹo hay để thử sản phẩm, thí nghiệm chứng minh ngay trước mặt hàng một các thuần thục, nhuần nhuyễn cùng những chứng cứ rất tin cậy, phải kể đến như:
+ Trên sản phẩm phải có 3-4 tem , tem của cơ quan này, tem của chính quyền nọ bên Hàn thì mới đảm bảo, không có tem thì không phải hàng thật, hàng chất lượng.
Lưu ý, khách hàng cần phải xem kỹ các loại tem trên vỏ hộp, có tem là thật, có tem còn tự in ra rồi dán được. Thêm vào đó, tại Hàn Quốc, một số tem chứng nhận đang tin cậy nhất chỉ có là chứng nhận HACCP và GMP. Ngoài ra một số hãng sản xuất sâm còn mua bảo hiểm đảm bảo từ hãng Sam sung Hàn Quốc. Và tất cả những tem logo này đều in chìm trên vỏ hộp chứ không phải là dán lên. Trên thực tế, khi mua hàng không phải cứ càng nhiều tem càng tốt mà phải xem chứng nhận là của cơ quan nào, có uy tín hay không.
+ Thử sản phẩm bằng mẹo. Tại hội thảo, các "chuyên viên tư vấn", có người Hàn Quốc tự tay kiểm nghiệm, thử nghiệm sản phẩm bằng những mẹo, "bý quyết" gia truyền mà có khi chỉ người dẫ xứ sở Kim Chi sành sỏi về sâm mới biết.
-
Cho một vài thìa cao sâm đun nóng, cho đến khi sôi lên và cô lại, nếu cao keo dính thì đó là cao chất lượng kém, toàn siro đường, nếu là cao sâm thật thì không bị dính.
-
Thử nghiệm: Đem so sánh cao sâm của họ với một loại cao sâm bất kỳ trên thị trường. Mỗi loại đều pha vào một chai nước rồi đem lắc mạnh nhiều lần. Sau đó xem kết quả, chai của họ sủi bọt nhiều chứng tỏ sâm tốt, sâm thất, chai sủi bọt ít là sâm giả, kém chất lượng. Lý giải nguyên nhân này, họ giải thích cặn kẽ rằng sâm Hàn Quốc tốt có thành phần là Saponin - một loại hợp chất xà phòng. Vì thế sủi bọt nhiều mới là sâm tốt.
+ Hạ uy tín của những nơi bán hồng sâm Hàn Quốc khác trên thị trường để nâng cao uy tín của mình, dùng những lời nói đường mật, chiêu trò rẻ tiền.
" Người đàn ông Hàn Quốc nói sâm bán ở trên mạng hay các cửa hàng trên thị trường Việt Nam hiện nay thường là sâm có chất lượng không cao, củ bị rút lõi, phần chất dinh dưỡng đã mất, chỉ còn lại vỏ và phần nước, vì thế dù có uống bao nhiêu cũng không tốt bằng sản phẩm của họ. Thêm vào đó, họ còn tự tin lấy một lọ cao bán ngoài thị trường về để thử nghiệm, so sánh với hàng của họ." - Bà Nga, một người đi dự hội thảo sâm "bí mật" cho biết.
Vậy nếu hàng trên thị trường đều là hàng kém chất lượng tràn lan, mà lại có cơ hội mua được hàng tốt, gốc Hàn, thì các cụ còn ngại ngần gì nữa? Đó chính là giá sản phẩm. Tiếp tục đánh vào tâm lý này, chúng tạo ra những chương trình khuyế mại giá rẻ bất ngờ:
Một hộp cao hồng sâm được bán với giá khởi điểm tới tận 26,8 triệu đồng, những do nhiều lý do ưu đãi khác nhau như: công ty bên Hàn đang muốn mở rộng thị trường sang Việt Nam, hoặc đang muốn giới thiệu sản phẩm cao cấp chất lượng,... nên được ưu đãi giảm giá còn 1/3 thậm chí 1/4 , chỉ còn giá 9.800.000đ. Thậm chí, nếu đặt mua 2 hộp còn được tặng 1 hộp tương đương cùng loại. Đến lúc này rồi thì quả thật các cụ cầm lòng không được, cơ hội giảm giá có một không hai này thì dù có phải dốc hết hầu bao, quyết tâm mua bằng được, có cụ còn mua tới 3-4 hộp để dùng dần.
Tuy nhiên, rất nhiều cụ già khi mua về thì người nhà mới tá hỏa ra khi phát hiện sản phẩm này trên thị trường thực tế chỉ bán với giá vài trăm ngàn hoặc hơn một triệu đồng. Tức là cho dù đã ưu đãi hạ giá tới 70 - 80% thì chúng vẫn lời gấp đôi, thậm chí gấp 3 -4 lần.
Cũng chỉ một phương thức và thủ đoạn như vậy, nhưng hàng loạt các công ty mọc lên như nấm và hoạt động khắp các tỉnh thành rải rác trong cả nước, nay quận huyện này, mai thị xã kia, khiến nó trở lên ngày càng rầm rộ, lừa phỉnh được không biết bao nhiêu khách hàng cả tin.
Trên thực tế, hình thức lợi dụng tổ chức hội thảo để bán hàng không còn xa lạ tại nhiều địa phương trên cả nước, phần lớn các đối tượng thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để bán các mặt hàng kém chất lượng nhưng có giá "cắt cổ". Sau khi thu được lợi nhuận, các đối tượng sẽ rút khỏi địa phương và chuyển tới địa điểm khác với hình thức "cuốn chiếu", và cuối cùng người chịu thiệt thòi nhất lại là người tiêu dùng.