Đông trùng hạ thảo từ lâu đã trở thành một loại dược liệu quý chuyên sử dụng cho các bậc vua chúa, có công dụng chính trong việc tăng cường sức khỏe, tăng sức dẻo dai, giúp cường dương, tăng cường sinh lý, được ví như "bảo vật hồi xuân sinh lực". Tuy nhiên, loại thảo dược này lại vô cùng khan hiếm, chỉ sinh trưởng và phát triển ở một số vũng cao nguyên khắc nghiệt với độ cao hơn 400m ở Tây Tạng, Nepal,.... không thể nuôi trồng được. Chính vì vậy nó được coi là loại dược liệu "đắt hơn vàng".
Tại Việt Nam cũng có nhiều cơ sở bán đông trùng hạ thảo nhưng số lượng không nhiều, thêm vào đó mức giá lại bấp bênh, chênh lệch đặt ra nhiều nghi vấn cho người mua. Liệu có tình trạng hàng giả hàng nhái, kém chất lượng ở đây không? Kỳ thực là vậy, để thu lợi các gian thương đã bán trà trộn cả đông trùng hạ thảo giả vào hàng thật. Vậy làm thế nào để phân biệt đông trùng hạ thảo thật - giả? Hãy theo dõi bài viết sau để tìm hiểu và rút ra kinh nghiệm cho mình nhé!
1. Phân biệt đông trùng hạ thảo qua màu sắc
Đông trùng hạ thảo được chia thành 2 phần rõ ràng là phần "con" (trùng) và phần thân "thảo". Mỗi phần có một màu sắc riêng.
(Phân biệt đông trùng thật giả bằng mắt qua màu sắc bên ngoài)
-
Phần sâu non (trùng): Có thể có màu vàng nâu đậm hoặc vàng nâu nhạt không đồng nhất. Ở gần đầu trùng thảo có một đoạn có màu vàng nhạt, sáng và rõ ràng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường được (phần này có màu như vậy là do phần thân thảo hút hết chất dinh dưỡng).
-
Phần thân thảo: Phần thân thảo có màu nâu đậm hơi đen, giống cành cây khô. Phần thảo có một đoạn gần gốc có màu hơi ngả vàng, sáng.
-
Mắt: Mắt của con đông trùng hạ thảo có màu nâu đỏ nhạt hoặc đậm bóng đồng, không lồi lên mà dẹt.
-
Thân giữa: Nếu bẻ đôi con đông trùng sẽ thấy ở phần giữa có màu trằng ngà, đặc biệt ở chính giữa có hình chữ V nhỏ hoặc là một điểm màu nâu đậm hoặc đen, đó là hệ tiêu hóa của đông trùng hạ thảo.
(Đông trùng thật có hình chữ V ở thân giữa trong khi loại giả được nối bằng xiên kim loại)
Với con đông trùng hạ thảo giả, bạn sẽ thấy màu sắc không được tự nhiên như vậy mà có mà vàng toàn thân hoặc nâu đậm toàn thân. Con đông trùng hạ thảo giả thường có mắt màu nâu đỏ đều, bóng và thường lồi lên một chút.
Với phần thân, nếu làm giả thường không có hình chữ V hoặc chấm màu đen, chỉ một màu trắng ngà hoặc vàng nhạt. Đặc biệt một số loại giả, kém chất lượng còn dùng thanh kim loại nặng xiên ở giữa để tăng trọng lượng hoặc để nối phần con đã bị gãy lại với nhau rồi dán keo.
2. Phân biệt qua hình dáng bên ngoài
-
Kích thước: Tùy vào con đông trùng hạ thảo thuộc loại to hay nhỏ mà kích thước khác nhau, nhưng thường có chiều dài khoảng 3 - 6cm. Chiều ngang sâu non từ 3 - 4 mm. Đầu thân thảo vuốt nhọn.
-
Các vân trên thân: Với đông trùng hạ thảo thật, phân trùng nối với phần thảo một cách rất tự nhiên. Trên phần trùng có rất nhiều vân, các vân và nếp gấp rất rõ ràng, đặc biệt là ở phần lưng rất rõ nét, cứ 3 vân liên sát nhau vòng thành 1 đốt.
(Phân biệt đông trùng hạ thảo qua hình dáng bên ngoài)
-
Chân sâu non: Đông trùng hạ thảo thật có 8 cặp chân đối xứng nhau. Trong đó có 3 cặp chân ở phần đầu bị thoái hóa, nằm sát nhau và 1 cặp ở phần cuối sâu non, nhìn không rõ ràng 4 cặp chân giữa to và tác biệt rõ ràng, có thể nhìn thấy luôn bằng mắt được.
Với con đông trùng giả, kích thước thường to hơn, các vân đốt xếp dàn trải đều nhưng không tự nhiên, có thể có nhiều hoặc ít hơn 8 cặp chân, xếp cách đều nhau và không bị tác rõ ràng như hàng thật do được đúc từ khuôn. Với phần thân thảo có thể không có đầu vuốt nhọn.
3. Phân biệt bằng cảm giác
Với đông trùng hạ thảo thật, cầm lên tay sẽ thấy nhẹ như củi khô. Còn với loại giả cầm lên sẽ thấy nặng do các gian thương làm từ nguyên liệu bột thạch cao và có thể có xiên kim loại ở giữa để làm tăng trọng lượng.
(Đông trùng hạ thảo giả, kém chất lượng được làm rất tinh vi)
Thông thường đông trùng hạ thảo loại nhỏ khoảng 7 con / 1g và to nhất là 2 con /1g. Tuy nhiên với loại giả thì con có thể nặng từ 1,5 - 3g.
4. Dựa vào mùi vị
Đông trùng hạ thảo thật sẽ có mùi hơi tanh. Với loại giả nó sẽ có mùi nhạt hơn, hoặc có mùi các chất phụ gia hoặc nguyên liệu hóa học.
Khi nếm thử đông trùng hạ thảo thật, lúc đầu ăn hơi dai, càng nhai sẽ càng thấy vị thơm như vị thịt gà. Còn khi nhai đông trùng giả, bạn sẽ thấy cứng hoặc rất dai, càng nhai càng dính răng và không có hương vị gì cả.
(Phân biệt đông trùng thật giả bằng cảm nhận về mùi vị)
Trên đây là những bí quyết để phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả. Tuy nhiên, trong thực tế, việc phân biệt vẫn khó khăn hơn rất nhiều vì hiện nay các thủ đoạn làm giả ngày càng tinh vi và con đông trùng thì lại nhỏ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn đọc liên hệ đến số 0904 516 139 (Call, SMS, Zalo) hoặc để lại bình luận bên dưới để được giải đáp thắc mắc sớm nhất!
>>> Mời bạn đọc xem thêm nhiều thông tin hữu ích về Đông trùng hạ thảo tại đây:
https://saponin.vn/kien-thuc-ve-dong-trung-ha-thao.htm