Nhân sâm tươi Hàn Quốc mặc dù là món quà biếu tặng quý giá và sang trọng những loại dược liệu này cũng có một vài tác dụng phụ. Chống chỉ định cho một số đối tượng và cần một vài điểm lưu ý khi sử dụng sâm tươi. Cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu một vài tác dụng phụ của nhân sâm tươi, những ai không nên dùng loại thảo dược này.
Tác dụng phụ của nhân sâm tươi đến cơ thể
1. Hạ đường huyết
Hoạt chất Saponin có trong sâm có tác dụng hạ đường huyết trong máu, là ổn định đường huyết. Nhưng nếu dùng quá liều hoặc bệnh nhân tiểu đường uống sâm cùng hoặc gần với thời gian uống thuốc hạ đường huyết sẽ làm lượng đường trong máu giảm sâu, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tác động nhất thời có thể gây ra choáng váng, hoa mắt, chóng mặt và ngất.
2. Gây mất ngủ, nhức đầu, buồn nôn
Nhân sâm có công dụng kích thích tuyến thượng thận, gây hưng phấn thần kinh, sẽ có công dụng làm cho đầu óc tỉnh táo hơn, nhưng chính vì vậy không nên dùng cho người thường xuyên bị mất ngủ, người già khó ngủ, không dùng nhân sâm vào buổi tối sẽ gây trăng trọc, khó ngủ.
Ngoài ra, trên một số người dùng có có một số biểu hiện nhức đầu, buồn nôn do tác dụng phụ của nhân sâm. Với những trường hợp này, cần dùng từ từ để theo dõi tình hình, nếu tình trạng chuyển biến trầm trọng thì nên ngừng hẳn.
3. Ảnh hưởng đến huyết áp
Nhân sâm tươi vừa có tác dụng giảm huyết áp mạnh lại có tác dụng là tăng huyết áp. Nhân sâm có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hoả, chính vì vậy, những người bị mắc bệnh huyết áp, đặc biệt là huyết áp cao không khuyên dùng nhân sâm tươi.
4. Ức chế đông máu
Sâm ức chế đông máu vì nó hoạt động như chất làm loãng máu hoặc chống đông. Nó có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề chảy máu. Nên tránh dùng nhân sâm trước khi phẫu thuật. Những người gặp vấn đề về đông máu hoặc rối loạn chảy máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhân sâm.
5. Người bị tâm thần phân liệt.
Liều cao nhân sâm có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Sử dụng nhân sâm với thuốc chống loạn thần có thể làm thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh ở những người bị tâm thần phân liệt hoặc chứng rối loạn tâm thần khác.
Ngoài ra, nếu như bạn bị dị ứng với sâm tươi thì bạn còn mắc phải một số triệu chứng khác như đau tức ngực, khó thở, phát ban,... thậm chị còn có thể dẫn đến tử vong.
Các trường hợp không nên dùng nhân sâm tươi
Nhân sâm mặc dù là thực phẩm chức năng bồi bổ sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp loại dược liệu này có thể gây hại đến sức khỏe trong một số trường hợp sau đây:
-
Người khỏe mạnh không nên dùng nhân sâm tươi: Những người khỏe mạnh bình thường không nên dùng nhân sâm tươi. Trong một số trường hợp, có thể ngâm rượu nhân sâm tươi uống để tăng cường sinh lý, đặc biệt là ở đàn ông độ tuổi ngoài 40.
-
Không dùng cho bệnh nhân lao, phổi, hen suyễn: Những người bị bệnh gan mật cấp tính, giãn phế quản, bị lao, ho ra máu cũng không nên uống vì sâm có thể làm bệnh tình trầm trọng thêm.
-
Không nên dùng nhân sâm tươi cho trẻ em dưới 14 tuổi: Không nên cho trẻ dưới 14 tuổi dùng sâm tươi, thứ nhất vì hệ miễn dịch và đề kháng của trẻ vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Thêm một điều nữa là nhân sâm tươi kích thích phát triển sinh dục sẽ có thể gây ra hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ. Nếu con bạn gặp phải một số vấn đề về sức khỏe và bạn có ý định dùng sâm thì tốt nhất bạn nên dùng loại hồng sâm dành cho trẻ em sẽ an toàn hơn nhiều. Còn đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì tuyệt đối không nên cho con dùng nhân sâm tươi.
-
Người bị thường phong, cảm mạo, phát sốt, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, nôn mửa, đau bụng, đi ngoài, viêm loét dạ dày cấp tính, xuất huyết... không nên dùng nhân sâm vì ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu, kéo dài và làm nặng bệnh tình. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
-
Phụ nữ mang thai cũng không nên dùng nhân sâm tươi, sẽ ảnh hưởng gây khó sinh, dị tật cho thai nhi.
Sử dụng nhân sâm tươi sao cho đúng cách:
Trên thực tế, nhân sâm tươi dùng để bồi bổ sức khỏe và tăng cường chức năng trong cơ thể. Tuy nhiên cần phải sử dụng cho đúng người và đúng cách. Sau đây là một vài lời khuyên giúp sử dụng nhân sâm tươi hiệu quả:
-
Nhân sâm tươi thường được dùng để hãm trà, sắc nước uống hoặc ngâm mật ong, ngâm rượu hầm canh uống để tăng cường sức khỏe
-
Với người cao tuổi, nên dùng nhân sâm hãm trà, ngâm mật ong hoặc hầm canh. Với người ốm bệnh thì tiềm gà, nấu cháo sâm bồi bồ là tốt nhất.
-
Đối với đàn ông bị yếu sinh lý, nên ngâm rượu sâm rồi uống hàng ngày, mỗi ngày 1 chén nhỏ 30 ml để tăng cường sinh lực.
-
Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 2-3g nhân sâm tươi, không nên quá lạm dụng, đặc biệt là với người ốm.
-
Nên dùng nhân sâm trước khi ăn từ 15-30 phút
-
Dùng vào buổi sáng và buổi trưa, tránh dùng buổi tối vì có thể gây ra tình trạng mất ngủ.
Nói chung, nhân sâm tươi tuy là một loại theo dược giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe, nhưng vì tình hàn và dược tính của nó quá mạnh mẽ nên cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh tác dụng phụ. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức về nhân sâm. Nếu các bạn có thêm thắc mắc trong các trường hợp sử dụng nhân sâm tươi, mua sâm Hàn Quốc xin hãy gọi đến số 0904.516.139 (Call, SMS, Zalo) hoặc để lại câu hỏi bình luận bên dưới để được tư vấn thêm thông tin chi tiếtl