Nhân sâm Hàn Quốc là loại dược liệu quý hiếm mà trời đất mang lại cho chúng ta để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, dùng nhân sâm cần tuân thủ một số phương pháp và không phải ai cũng dùng được loại củ này một cách tùy tiện. Trước khi dùng bạn nên hỏi ý kiến của các chuyên gia về sâm để tránh phải những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là các trường hợp không nên dùng nhân sâm.
Hiện nay, trên thị trường nhân sâm được bán rất nhiều, đủ mọi dạng như hồng sâm, bạch sâm, rượu sâm, , các loại mỹ trà hồng sâmphẩm có sâm... Nhiều người cho rằng nhân sâm là loại thuốc bổ và mát, lại trị được bách bệnh. Đặc biệt trong những ngày hè nóng nực, nhiều phụ huynh đã mua sâm nước Hàn Quốc, trà sâm cho con uống để mong tiêu tan rôm sẩy, mụn nhọt hay bồi bổ để trẻ tăng cân. Thực ra nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người.
Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenosid), có tới gần 30 saponin khác nhau. Nhân sâm có nhiều công dụng trong việc tăng cường sức khỏe,
Sau đây là các trường hợp không nên dùng nhân sâm:
1. Người bệnh cao huyết áp
Những người mắc bệnh cao huyết áp, xét từ góc độ Đông y, phần nhiều thuộc thể chất gan dương, nóng, sau khi dùng nhân sâm dễ gây ra sự cố huyết quản não, sử dụng trong thời gian dài nguy hại càng lớn.
2. Người phát nhiệt
Người bị sốt, nóng như cảm, chứng viêm sau khi uống nhân sâm thì giống như cho thêm dầu vào lửa, làm cho bệnh tình càng thêm nặng.
3. Người có độc nhiệt trong cơ thể
Người sưng đau họng hoặc cơ thể mọc mụn nhọt, ghẻ lở sau khi uống nhân sâm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng làm cho nguồn độc tái phát, thời gian dài không khỏi.
4. Người có thể chất âm hư hỏa vượng
Biểu hiện là long hai bàn tay, hai bàn chân phát nhiệt, tự cảm thấy tim ngực buồn bực, nóng nhiệt, miệng khô, mỗi tối xuất hiện chứng đổ mồ hôi hột.
5. Phụ nữ ở thời kỳ mang thai:
Nếu uống nhân sâm, thành phần của nhân sâm sẽ có thể thông qua tuần hoàn huyết dịch được thai nhi hấp thu một phần, làm tăng thêm thai hỏa, rất bất lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.
6. Người tức ngực, trướng bụng
Người tức ngực trướng bụng sau khi uống nhân sâm thường làm tăng thêm chứng tức ngực, chướng bụng.
7. Người to bụng béo phệ
Những người này sau khi sử dụng nhân sâm, thường thường chán ăn, xuất hiện các cảm giác không tốt như thể trọng tăng lên vùn vụt, cơ thể vận chuyển khó khăn, phản ứng chậm chạp, đầu nặng chân nhẹ...
Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh Bạn có thể dùng nhân sâm với Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.
Nguồn:giadinh.net.vn