Nấm linh chi mang đến nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, Nấm linh chi được gọi bằng nhiều cái tên khác như: nấm trường thọ, thần tiên thảo, vạn niên nhung,... bởi lẽ những giá trị sức khỏe mà nó mang lại có thể coi là vô giá. Tuy nhiên, chẳng có mấy người thực sự hiểu rõ về nấm linh chi, tại sao nó lại tốt đến vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tỉ mỉ về loại thần thảo này qua bài viết sau nhé:
Nguồn gốc của nấm linh chi
Nấm linh chi đến từ quốc gia hay châu lục nào, nấm linh chi ở vùng nào tốt nhất, đây có lẽ cũng là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu thông tin cơ bản về nấm linh chi và nguồn gốc của nó:
-
Linh chi có tên khoa học: Ganoderma lucidum
-
Tên tiếng Anh: Ling zhi, Reishi
-
Tên khác: nấm Lim, Vạn Niên Nhung, Bất Lão Thảo, Thần Tiên Thảo, Đoạn Thảo, nấm Thần Linh, nấm Trường Thọ, cỏ Huyền Diệu, cây Điềm Lành,...
-
Linh chi thuộc họ Ganodermataceae, bộ Polyporales, lớp phụ Hymenomycetidae, lớp Agricomycetes, ngành phụ Agricomycotina, ngành Nấm đảm – Basidiomycota, giới Nấm – Fungi.
-
Chi Ganoderma trên thế giới có trên 50 loài, riêng Trung Quốc đã có tới 48 loài khác nhau ( nhóm Lucidum có 21 loài, nhóm Sinensis có 27 loài). Ở Việt Nam có khoảng 37 loài Linh chi phân bố ở các rừng có nhiều loại gỗ lá rộng, nhất là rừng gỗ Lim nên còn gọi là nấm Lim.
Theo các sách dược nhiều triều đại ghi chép vè nấm linh chi thì Trung Quốc là nước sử dụng linh chi làm thuốc từ lâu đời:
-
Vào thời Đông Hán ( 23 – 220) trong tác phẩm “Thần nông bản thảo”, Ung Trọng Thuần đã nói: Linh chi là thuốc kết tinh được cái quý của mây mưa trên núi cao, cái tinh của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ sức khỏe cho các bậc đế vương.
-
Đến đời Minh ( 1368-1644), trong “Bản thảo cương mục”, Lý Thời Trân nói rõ hơn: Có 6 loại Linh chi ( Xanh, đỏ, vàng, đen, trắng, tím); ăn nhiều lần cơ thể nhẹ đi mà không già, sống lâu như thần tiên.
Nấm linh chi thường sinh trưởng và phát triển ở đâu?
Nấm linh chi phân bố khắp nơi trên thế giới, ký sinh rộng khắp ở các loài cây lá rộng đến lá kim, thậm chí ở các loại cây tre trúc, dừa, cau, cọ dừa và nho đều mọc được. Linh chi tiết ra men phân giải màng tế bào endopolygalacturonase ( endo-PG) và endopectin methyl-translinase (endo-PMTE) có tác dụng làm nhũn tế bào thực vật rất mạnh gây nên tình trạng các loại gỗ và rễ cây bị mủn ra.
Trong tự nhiên, linh chi chỉ mọc ở rừng rậm, ít ánh sáng và có độ ẩm, độ cao từ vài chục mét đến 1500m. Những thân cây mục thường mọc nấm linh chi là cây mận, câu dẻ (pasania), và guercus serrata. Tuy nhiên không phải thân cây nào cũng mọc được nấm linh chi, mà trong hàng vạn cây mới có được một vài cây có thể mọc.
Nấm linh chi sinh sản chủ yếu bằng bào tử nằm ở mặt dưới của thể quả. Phần có chức năng sinh dưỡng chính của nấm linh chi là hệ sợi của nấm mọc ẩn trong gỗ mục hoặc đất.
Hiện nay, tại Trung Quốc, Việt Nam hay Hàn Quốc đều đã áp dụng công nghệ nuôi trồng nấm linh chi nhân tạo đem lại năng suất cao mà chất lượng vẫn rất tốt. Hiện nay, trong các trang trại trồng linh chi đỏ, loại thảo dược này sống chủ yếu nhờ nuôi cấy trên thân gỗ hoặc mùn cưa.
Đặc điểm hình thái của nấm linh chi:
Theo các báo cáo nghiên cứu khoa học thì nấm linh chi có đặc điểm hình dạng như sau:
-
Nấm linh chi có thể mọc thành cụm hoặc đơn lẻ.
-
Phần thịt của thể quả nấm có màu nâu, mềm xốp nhưng hóa gỗ theo thời gian.
-
Theo Nguyễn Hữu Đống và Đinh Xuân Linh (2000), thể quả của nấm gồm có hai phần, mũ nấm và cuống nấm (phần phiến đối diện với cuống nấm).
-
Trên mũ nấm có hai vách, bào tử hình thành phía bên trong giữa hai vách. Đây là đặc điểm giúp phân biệt nấm linh chi với các loài khác.
-
Mũ nấm ban đầu có hình chùy; khi trưởng thành có hình bán nguyệt, hình quạt hoặc hình thận, kích thước thay đổi nhiều (dài 3-30 cm, rộng 2-25 cm, dày 0,5-2 cm).
-
Mặt trên mũ nấm sáng bóng (Gano = bóng, derma = da), màu nâu đỏ, có vân đồng tâm, lượn sóng và vân tán xạ; mặt dưới có màu nâu nhạt, có các ống rất nhỏ chứa bào tử.
-
Khi còn non, bề mặt mũ nấm có màu trắng hoặc vàng hay nâu nhạt (Microbe Wiki).
-
Cuống nấm dài, hình trụ tròn, có màu nâu bóng. Kích thước cuống nấm nằm trong khoảng 1-1,5 cm x 15-20 cm. Đầu cuống lệch một bên mũ, hoặc đôi khi nằm giữa trung tâm mũ.
-
Đôi khi Linh chi còn có dạng trung gian hình gạc (Roy, 2006).
-
Theo Kuo (2004), bào tử nấm có màu nâu, kích thước khoảng 9-12 x 5,5-8 µm. Bào tử hình thuẫn, có gai lõm, một đầu tròn lớn, một đầu tròn nhỏ có lỗ là nơi khuẩn ty mọc ra khi bào tử nảy mầm. Khuẩn ty của nấm Linh chi là những sợi nấm trắng, có enzyme để phá vỡ các thành phần gỗ như lignin và cellulose.
Đây là đặc điểm chung nhất của nấm linh chi, tất nhiên, còn tùy thuộc vào môi trường sống và các loại nấm linh chi khác nhau mà đặc điểm này có thể thay đổi.
Có bao nhiêu loại nấm linh chi hiện nay?
Trong Bản thảo cương mục (1590), đại danh y Lý Thời Trân phân loại linh chi theo màu sắc thành 6 loại gọi là “Lục Bảo Linh chi”. Mỗi loại có công dụng chữa bệnh khác nhau: Loại có màu vàng gọi là hoàng chi hoặc kim chi; loại màu xanh là thanh chi hoặc long chi; loại màu hồng, màu đỏ là hồng chi hay đan chi hoặc xích chi; loại màu trắng là bạch chi hay ngọc chi; loại màu đen là huyền chi hay hắc chi; loại màu tím là tử chi.
-
Thanh chi vị toan bình. Giúp cho sáng mắt, giúp cho an thần, bổ can khí, nhân thứ, dùng lâu sẽ thấy thân thể nhẹ nhàng và thoải mái.
-
Xích chi hoặc Hồng chi, có vị đắng, ích tâm khí, chủ vị, tăng trí tuệ.
-
Hắc chi ích thận khí, khiến cho đầu óc sản khoái và tinh tường.
-
Bạch chi ích phế khí, làm trí nhớ dai.
-
Hoàng chi ích tì khí, trung hòa, an thần.
-
Tử chi bảo thần, làm cứng gân cốt, ích tinh, da tươi đẹp.
Trong đó Hồng chi là loại nấm có dược tính mạnh nhất, được sử dụng phổ biến nhất ở Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Đây là loại nấm linh chi thân gỗ, nấm non có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới, khi trưởng thành có bào tử màu nâu bám ở mặt trên. Trong thiên nhiên, loại nấm này vô cùng hiếm, tỉ lệ mọc trên các cây cổ thụ là 1/1 triệu.
Trên đây là phần giới thiệu sơ lược của nấm linh chi, mời các bạn tiếp tục tham khảo phần 2 trong những bài tiếp theo nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, mời bạn đọc liên hệ tới số 0904 516 139 (Call, SMS, Zalo) hoặc để lại câu hỏi bình luận bên dưới để được tư vấn sớm nhất!