Nấm linh chi hàn quốc là một loại thảo dược có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Trong phần 1 của bài viết "Tìm hiểu về nấm linh chi Hàn Quốc", mình đã giới thiệu với các bạn về nguồn gốc và đặc điểm nhận dạng nấm linh chi. Trong phần 2 này, mình sẽ tiế tục phân tích về thành phần và công dụng của nấm linh chi Hàn Quốc đối với sức khỏe.
Thành phần của nấm linh chi:
Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định tác dụng dược lý của nấm linh chi như: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosin, beta-D-glucan,
(đặc biệt trong nấm Linh chi, có hàm lượng germanium cao hơn trong nhân sâm đến 5 - 8 lần). Các nhà khoa học Việt Nam tìm thấy trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như: đồng, sắt, kalium, magnesium, natrium, calcium.
Không như nhiều loài nấm khác có hàm lượng nước đến 90%, nấm Linh chi tươi chỉ chứa khoảng 75% nước. Thành phần chủ yếu của G. lucidum là chất xơ, carbohydrate, chất béo và protein, trong đó tỉ lệ xơ thô là trên 50% khối lượng khô (Mau et al., 2001; Wasser, 2010). Các nghiên cứu cho thấy thể quả, khuẩn ty và bào tử của nấm có chứa khoảng 400 hoạt chất sinh học khác nhau, chủ yếu là các polysaccharide, triterpenoid, nucleotide, acid béo, sterol, steroid, protein/peptide, các nguyên tố vi lượng.
-
Polysaccharides: Beta-D-Glucan, FA, F1, F1-1a, D-6, A, B, C-2, D, G-A
-
Betaglucan, G-Z
-
Gecmanium (tỉ lệ 6000 phần triệu, nhiều hơn nhân sâm 18 lần-325 phần triệu)
-
Chất chống oxy hóa (nồng độ rất cao - khoảng 24.000 I.U 's)
-
Adenosine
-
Vitamin B, vitamin C, các khoáng chất.
-
Các enzyme và axit béo thiết yếu
-
Protein và Glycoprotein
-
Selenium, sắt, canxi, kẽm, magiê, đồng, kali
-
110 loại axit amin bao gồm tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể
-
137 loại Triterpenes và Triterpenoids, gồm sáu loại triterpenes loại bỏ tế bào viêm nhiễm (cytotoxic triterpenes). Một số hoạt động như thuốc kháng sinh chống lại các virus suy giảm miễn dịch trên người (immunodeficiency).
-
Axit ganoderic: B, D, F, H, K, MF, R, S, T-1o, Y
-
Ganodermadiol, Ganoderiol F, Ganodosterone,
-
Ganodermanontriol, axit ganoderic B, Ganodermadiol,
-
Ganodelan A và B, Lanostan,
-
Lucidadiol, Lucidenic axit B, axit Applanoxidic G.
-
Sterol, ergosterol, alkaloid, Nucleotides, uridine, Urasil, axit pantothenic.
-
Canthaxanthin, các chất béo, protein, chất xơ, carbohydrate, dầu volotile, Riboblavin, Coumarin, Manitol, axit oleic, RNA, Cycloctosulphur
-
Hàm lượng cao các chất phyto phức tạp, bao gồm cả ergosterol, ergosteroids, axit fumaric, aminoglucose và lactones.
Nấm linh chi có công dụng gì?
1. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư:
Nhiều nghiên cứu in vitro (2) và in vivo (3) đã chứng minh Linh chi có khả năng ức chế phát triển của tế bào khối u (Boh, 2013; Wachtel-Galor et al., 2011). Một số ít nghiên cứu lâm sàng chứng minh vai trò của Linh chi trong chữa trị một số bệnh ung thư. Ví dụ như, phép trị liệu ung thư tuyến tiền liệt sử dụng hỗn hợp các thảo dược chứa Linh chi làm giảm rõ rệt lượng kháng nguyên đặc hiệu trong tuyến tiền liệt (Gao và cộng sự, 2003).
Mặt khác, trong chữa trị ung thư, Linh chi được sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội, chống lại tác dụng phụ của các liệu pháp giảm đau, hạn chế việc sử dụng morphine, ngăn ngừa bệnh tái phát, tăng cường sự phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật (Wasser, 2010).
2. Tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể:
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng kích thích hệ miễn dịch của G. lucidum. Theo Roy (2006), trong các liệu pháp bằng thảo dược hiện nay ở phương Tây, Linh chi chủ yếu được dùng như thuốc bổ, đặc biệt là như chất điều biến miễn dịch. Linh chi được dùng để tăng cường chức năng miễn dịch và đề phòng nhiễm trùng cơ hội trong các phác đồ điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV. Nhờ khả năng điều biến miễn dịch và ức chế sự sản sinh histamine, Linh chi cũng có thể được dùng như tác nhân chống viêm trong điều trị điều trị hen suyễn và dị ứng. Linh chi cũng được dùng trong điều trị viêm khớp, viêm phế quản dị ứng,... (Nguyễn Hữu Đống và Đinh Xuân Linh, 2000; Wasser, 2010).
3. Tăng cường khả năng cung cấp oxy cho não và hệ tim mạch:
Vì germanium trong Linh chi có thể tăng cường khả năng cung cấp oxy cho tế bào, Linh chi được dùng để: giải tỏa sự căng thẳng; chữa đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ; giảm tình trạng thiếu oxy do động mạch vành bị tắc nghẽn; giúp cơ thể chịu được tình trạng huyết áp thấp (Wasser, 2010)
4. Tăng cường chức năng của hệ tuần hoàn và hệ tim mạch:
Các nghiên cứu chứng minh Linh chi có các tác động tích cực đến hệ tuần hoàn và chức năng tim mạch: giảm cholesterol thừa trong máu, chống tình trạng mỡ máu cao, làm giãn mạch vành và tăng cường sự lưu thông máu, chống xơ vữa động mạch, tăng tần số và biên độ co tim, có tác dụng nhất định trong điều trị bệnh tim, điều hòa huyết áp, giảm lượng đường trong máu, chống sự kết tụ của tiểu cầu,... (Wasser, 2010).
5. Ngăn ngừa vi khuẩn và virus tấn công cơ thể:
Theo Wasser (2010), gần đây, nhiều nghiên cứu chứng minh G. lucidum có chứa các thành phần kháng khuẩn có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn. Các thành phần dược tính quan trọng (polysaccharide và triterpenoid) trong Linh chi có khả năng ức chế sự nhân bản của HIV, virus viêm gan siêu vi B, virus Herpes,...
Theo một số nghiên cứu, khả năng tăng cường hệ miễn dịch của Linh chi cũng đóng vai trò trong hoạt tính kháng khuẩn và kháng virus. Dù cơ chế vẫn chưa được xác định, Linh chi mở ra một khả năng mới trong sử dụng Linh chi kèm theo các liệu pháp nhằm giảm tác hại của các loại thuốc kháng khuẩn, kháng virus
6. Chống oxy hóa và lão hóa cho cơ thể:
Nhiều thành phần trong Linh chi, đặc biệt là polysaccharide và triterpenoid, thể hiện khả năng chống oxy hóa in vitro. Các hoạt chất trong Linh chi giúp cơ thể tiêu diệt các gốc tự do, chống oxy hóa, từ đó ngăn ngừa ung thư và các bệnh mãn tính khác (Wachtel-Galor et al., 2011; Wasser, 2010).
7. Những công dụng tích cực khác:
Theo y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc cũng như y học hiện đại, bên cạnh các công dụng đáng lưu ý nêu trên, Linh chi còn được sử dụng để: Tăng cường trí nhớ và chức năng hô hấp; chống lão hóa, làm tăng tuổi thọ; an thần; giảm đau; chống xơ hóa, bảo vệ gan, chữa trị viêm gan mãn tính; giải độc, ngăn tác hại của chất phóng xạ; hạ đường huyết; cải thiện chuyển hóa dinh dưỡng; hỗ trợ chữa trị tiểu đường type II; điều trị ho do cảm cúm, ho có đờm, chứng giảm bạch cầu, cơn đau thắt ngực; có tác dụng nhất định đến suy nhược thần kinh, suy nhược tim, đau lá lách, đau dạ dày, đau thận, đau nửa đầu, đau mật,... (Nguyễn Hữu Đống và Đinh Xuân Linh, 2000; Roy, 2006; Wasser, 2010).
Mong rằng bài viết bài viết này sẽ hữu ích và bổ sung thật nhiều kiến thức cho các bạn . Các bạn nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 0904.516.139 (Call, SMS, Zalo) hoặc để lại câu hỏi bình luận bên dưới để được tư vấn tận tình nhất.